HoChiMinh360
 Khám phá Chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn - Điểm đến tâm linh hấp dẫn tại TP. HCM

Khám phá Chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn - Điểm đến tâm linh hấp dẫn tại TP. HCM

Nội dung chính

Chùa Hoằng Pháp là một ngôi chùa đã tồn tại hơn hơn nữa thế kỷ và nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và trải nghiệm các khóa tu. Hôm nay hãy cùng HCM360 khám phá những điều đặc biệt tại ngôi chùa nổi tiếng này nhé!

1. Chùa Hoằng Pháp ở đâu?

Chùa Hoằng Pháp - một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng tại Việt Nam, đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa Phật giáo. Với quy mô đồ sộ trải rộng trên diện tích lên tới 6ha với nhiều công trình kiến trúc đẹp mắt, ngôi chùa này được xem là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở TP. HCM.

Chùa Hoằng Pháp

Địa chỉ: Ngôi chùa Hoằng Pháp tọa lạc tại số 96 ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Website của chùa Hoằng Pháp: https://www.chuahoangphap.com.vn/

2. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Hoằng Pháp 

Chùa Hoằng Pháp nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km về hướng Tây Bắc.

Nếu đi từ trung tâm Thành phố, bạn có thể tham khảo tuyến đường sau: Trường Chinh -  Xuyên Á (Quốc Lộ 22) - Nguyễn Thị Nuôi - rẽ trái vào Lê Lợi. Trên đường Lê Lợi, bạn sẽ gặp biển chỉ dẫn rẽ phải để vào được địa phận của chùa Hoằng Pháp.

Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Hoằng Pháp

3. Lịch sử của Chùa Hoằng Pháp

Ngôi chùa Hoằng Pháp được thành lập vào năm 1957 bởi cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử, và thuộc hệ phái Bắc tông. Ban đầu, chùa được xây dựng trên một cánh rừng chồi và chỉ bằng vật liệu tự nhiên.

Đến năm 1959, Hòa thượng Ngộ Chân Tử đã bắt đầu xây dựng lại chùa bằng gạch đinh, hai tầng mái ngói, mặt chùa xoay về hướng Tây Bắc.

Năm 1995, chùa Hoằng Pháp đã xây lại khu chánh điện để tăng cường không gian linh thiêng cho người tu hành.

Bốn năm sau đó, năm 1999, chùa đã tổ chức khóa tu Phật thất kéo dài trong 7 ngày 7 đêm với sự tham gia của khoảng 70 người. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử của chùa.

Năm 2005, chùa Hoằng Pháp tiếp tục tổ chức khóa tu mùa hè dành cho học sinh và sinh viên, và đến nay, các khóa tu vẫn được tổ chức thường xuyên.

4. Kiến trúc và cảnh quan của Chùa Hoằng Pháp

Cổng chùa

Chùa Hoằng Pháp được ấn định với những kiến trúc độc đáo của hệ phái Bắc Tông. Các vòm mái của cổng chùa được thiết kế với những đường cong cách điệu tinh tế, trong đó phần phía trên mái được lợp bằng lớp mái ngói màu đỏ gạch, tạo nên vẻ đẹp đậm chất kiến trúc cổ xưa.

Cổng Chùa Hoằng Pháp

Đặc biệt, hai dòng chữ “Từ Bi” và “Trí Tuệ” được khắc trên hai bên cổng chùa, mang ý nghĩa giúp đỡ và đem đến niềm vui cho mọi người. Đây cũng là cách thức để khuyến khích mọi người sử dụng kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết để có thể suy nghĩ và hành động đúng đắn, từ đó có được cái nhìn sâu sắc về cuộc sống.

Khuôn viên

Khi bước vào khuôn viên của chùa Hoằng Pháp, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn hút bởi vẻ đẹp tuyệt vời của những chậu cây kiểng tỉ mỉ được tỉa cắt và những hàng cây xanh to lớn trang trí hai bên. Sắc màu từ những loài hoa đa dạng khác nhau tạo ra bầu không khí trong lành và tươi mát, đồng thời mang đến sắc thái rực rỡ cho ngôi chùa.

Khuôn viên tại Chùa Hoằng Pháp

Chánh Điện

Chánh Điện của chùa Hoằng Pháp được thiết kế với kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái Bắc Tông, gồm 2 tầng và 8 mái được xây dựng với hệ thống cột mái, cột trần bền vững bằng gạch Granite nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Với chiều dài 42m, chiều rộng 18m và tổng diện tích 756m2.

Chánh Điện được phủ lớp mái ngói màu đỏ rực rỡ, tạo ra một bức tranh sinh động giữa không gian xanh của cây cối hai bên và màu xanh lam của bầu trời.

Bức tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa Hoằng Pháp

Nằm bên cạnh Chánh Điện của chùa Hoằng Pháp là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng được bao quanh bởi tảng đá lớn và hàng rào cây xanh bao phủ. Khi đến thăm và đứng trước tượng Phật Quán Thế Âm, bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp và an tâm, như được che chở bởi tình thương mẹ hiền. Điều này giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại sự thanh tịnh và bình an trong tâm hồn.

Tượng phật Quan thế âm tại chùa Hoằng Pháp

Tháp Nhị Nghiêm

Tháp Nhị Nghiêm cũng là một địa điểm quan trọng của chùa Hoằng Pháp. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử, người đã xây dựng ngôi chùa này và trở thành trụ trì trong nhiều năm.

Tháp Nhị Nghiêm tại chùa Hoằng Pháp

Tháp được xây dựng theo hình dạng vòng tròn với kiến trúc vòm được lát men gạch. Trên đỉnh tháp, chữ "Vạn" được khắc trên tấm đá biểu thị cho sự vĩnh hằng và công đức vô lượng.

5. Những hoạt động tâm linh tại Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp không chỉ là nơi thực hành Phật pháp, mà còn là một điểm đến văn hóa và tôn giáo hấp dẫn. Tại đây, bạn có thể tham quan và khám phá các công trình kiến trúc độc đáo, tham dự các hoạt động tôn giáo và văn hóa đa dạng.

Các hoạt động tôn giáo tại chùa Hoằng Pháp bao gồm đọc kinh, cầu nguyện, lễ Phật, lễ Vu Lan, lễ Hội đền Đức Ông, lễ Khai Ấn, lễ Vía Đức Quan Âm,... Ngoài ra, chùa cũng tổ chức các khóa tu và hội thảo Phật pháp để giúp mọi người học hỏi và trau dồi kiến thức Phật pháp.

Hoạt động tâm linh tại Chùa Hoằng Pháp

Các hoạt động văn hóa tại chùa Hoằng Pháp gồm trình diễn nghệ thuật, triển lãm hình ảnh về Phật giáo, tài liệu về Phật giáo và các triết lý phương Đông. Ngoài ra, chùa còn có các chương trình văn hóa giao lưu như trò chơi dân gian, thưởng thức trà và bánh truyền thống, và các hoạt động thiện nguyện như cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người nghèo.

Những hoạt động này được tổ chức thường xuyên tại chùa Hoằng Pháp, nhằm giúp các tăng ni, phật tử và cộng đồng có cơ hội học hỏi, thực hành và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của Phật pháp trong cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động tâm linh tại Chùa Hoằng Pháp

Có thể nói, chùa Hoằng Pháp đã giúp tạo ra một không gian yên tĩnh và thanh tịnh, nơi mọi người có thể tìm thấy sự an lạc và cảm nhận được vẻ đẹp của Phật pháp và văn hóa truyền thống Việt Nam.

6. Các khóa tu tại chùa Hoằng Pháp

Thầy Thích Chân Tính - chủ trì hiện nay của Hoằng Pháp, đã tổ chức thành công các khóa tu như:

Khóa tu một ngày: Dành cho nhữngkhông có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn trải nghiệm khóa tu.

  • Khóa tu một ngày được tổ chức hàng tháng vào các ngày chủ nhật của tháng.

  • Mỗi khóa quy tụ hơn 10.000 phật tử khắp mọi nơi về tham dự.

Khóa tu Phật thất văn: Nhằm giúp mọi người có cơ hội về chùa nghe pháp và niệm Phật. Diễn ra 3 lần trong năm, kéo dài 7 ngày với không khí trang nghiêm và thanh tịnh.

Khóa tu Mùa hè: Diễn ra vào tháng 6- 7 hằng năm 

Khóa tu Sinh viên: Dành cho sinh viên từ khắp nơi trên cả nước tham dự. Mỗi năm, có hơn 5000 sinh viên tham gia.

Khóa tu "Hướng về Phật pháp" dành cho tuổi trẻ:

  • Rất đông các bạn sinh viên thuộc các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn TP. HCM về tham dự.
  • Đối tượng từ 18 đến 25 tuổi.

Các khóa tu tại Chùa Hoằng Pháp

Khóa tu Thiếu nhi "Em về bên Phật” 

  • Tổ chức hàng tháng vào các ngày chủ nhật của mỗi tháng.
  • Rất đông các bạn thiếu nhi từ khắp trong và ngoài thành phố về tham dự.
  • Đối tượng từ 6 đến 12 tuổi.

Khóa tu Về Nguồn 

Khóa tu này diễn ra sau ngày giỗ tổ Hòa thượng Ngộ Chân Tử, với mục đích giúp các đệ tử, đệ tôn trong tông môn Hoằng Pháp từ khắp nơi tập trung để thiết lập và nuôi dưỡng nguồn năng lượng bình an, kính dâng lên Tổ và Thầy, tiếp nối và phát huy sự nghiệp hoằng dương chánh pháp.

Các khóa tu tại Chùa Hoằng Pháp

Bên cạnh việc tổ chức các khóa tu cho Phật tử, chùa Hoằng Pháp còn là nơi đào tạo Tăng tài, nhàm rèn luyện và phát huy đạo đức, trí tuệ của đội ngũ Tăng sĩ, với mục đích có thể thay thế, kế thừa và phát triển các Phật sự hoằng pháp trong tuong lai.

7. Một số lưu ý khi đến chùa chùa Hoằng Pháp 

Chùa Hoằng Pháp là một trong những điểm đến tâm linh hấp dẫn ở TP. Hồ Chí Minh. Để có một chuyến thăm quan chùa Hoằng Pháp đầy ý nghĩa và trọn vẹn, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Nếu có việc cần thiết, bạn có thể liên hệ trực tiếp Văn phòng: (028) 3713 0002 - Phòng Phát hành: (028) 3713 4307
  • Vi đây là một địa điểm tâm linh nên vì vậy bạn hãy mặc quần áo trang nghiêm và kín đáo để thể hiện sự tôn trọng và thành kính.
  • Vì chùa rất đông nên tất cả tư trang như: tiền bạc, hành lý, giày dép,.. phải tự giữ cẩn thận
  • Khi vào những nơi tôn nghiêm như: Chính điện, giảng đường, trai đường (nhà ăn), hãy giữ im lặng, tắt nguồn điện thoại di động và ngồi đúng vị trí mà Ban Tổ chức đã sắp xếp.
  • Giữ vệ sinh trong khuôn viên chùa, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc, không mang theo đồ ăn mặn và các chất gây say nghiện, cháy nổ.
  • Không được phát hành các ấn phẩm như băng đĩa, kinh sách mà chưa được sự đồng ý của chùa.
  • Không được lớn tiếng nói cười, đùa giỡn trong khuôn viên chùa.
  • Không được cắm nhang vào các chậu kiểng, chỉ được cắm vào lư nhang tại đài Quán Âm và trước Chính điện.

Lưu ý: Vào lúc 18 giờ các ngày 14 và 30 âm lịch hằng tháng, chùa tổ chức thuyết giảng và lễ Sám hồi. Nếu muốn tham dự các lễ sau, bạn hãy chú ý thời gian để đến chùa nhé.

Chùa Hoằng Pháp ở Hóc Môn không chỉ là một địa điểm du lịch thú vị mà còn là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm bình an và thanh tịnh trong tâm hồn. Nếu bạn muốn trải nghiệm một cuộc sống đầy ý nghĩa hơn, hãy tới đây và tham gia khóa tu để tìm hiểu sâu hơn về triết lý Phật giáo và trau dồi kiến thức về phương pháp thiền định.

Chủ đề: Chùa

Xem thêm thông tin Đời sống tại Hóc Môn